Hotline mua hàng
Cửa bức bàn được đặt ở không gian giữa các cột trước khi bước ra hiên trong ngôi nhà gỗ. Bộ cửa bức bàn được chia theo bố cục số chẵn, thường là 2 cánh, 4 cánh, 6 cánh. Mỗi cánh của bức bàn được chia thành 5 khoảng gọi là các lá pano và các lá pano lại được phân cách nhau bởi các đố cửa. 3 khoảng nhỏ ở vị trí trên cùng, ở giữa, dưới cùng của cánh cửa là lá cổ được đục chạm theo các họa tiết như Cầm- Kỳ-Thi- Họa, họa tiết triện rơi, hay mẫu cúc thọ rất đẹp và hài hòa. Hai lá pano còn lại có lá trên kích thước to hơn lá dưới cũng được đục chạm theo các họa tiết gắn liền với những hoa văn truyền thống. Những họa tiết ấy được coi là khuôn thước mẫu mực cho thiết kế cửa bức bàn nhà gỗ cổ truyền được lưu giữ đến tận ngày nay.
Lá Pano trên là lô đục ngũ phúc lâm môn thủng hai mặt với biểu tượng 5 con dơi kết lại, xếp thành vòng tròn ở giữa là chữ thọ, có ý nghĩa là 5 loại phúc cùng đến cửa nhà, mang nhiều phước lộc đến gia chủ. Hay mẫu đục bình hoa thể hiện một phần tính cách nho nhã, nhẹ nhàng mà tinh tế của gia chủ.
Mẫu đục bình hoa
Lá Pano dưới gắn với những mẫu đục tứ quý như bộ tranh Tùng-Cúc- Trúc- Mai hay tranh Tứ bình, bốn mua ra quả, 4 mùa ra hoa là biểu trưng cho sự thanh cao, tinh khiết, sự phát triển sinh sôi nảy nở của vạn vật đất trời.
Mẫu đục Tùng - Cúc - Trúc - Mai
Mỗi mẫu đục chạm đều có một ý nghĩa riêng, tất cả đều phải được kết hợp theo lối tư duy logic, liên kết tổng thể sao cho phù hợp nhất.
Các bộ cửa bức bàn sau khi được đục chạm tỉ mỉ, kì công dưới bàn tay của các nghệ nhân sẽ được đánh giấy ráp, xử lí nhẵn bề mặt. Công đoạn đánh giấy ráp, quét nước lót được làm đi làm lại nhiều lần để làm mịn các tom gỗ. Nước lót được pha theo tỉ lệ sau đó quét đều lên bề mặt gỗ, quét nhẹ nhàng, đều tay, phơi khô từ 30 phút đến 1-2 tiếng sau đó lại sử dụng giấy ráp để trà nhẵn các góc cạnh.
Sau khi trà nhẵn sẽ được lau chùi, phun bụi sạch sẽ rồi mang đi đánh vecni. Sơn Vecni là hỗn hợp giữa cánh kiến và cồn 90 độ. Ngâm trong vòng khoảng 1 ngày hỗn hợp sẽ hòa tan thành dung dịch màu mật ong, khi nhìn ở góc nghiêng sẽ thấy vân óng ánh, được dùng để trang trí bề mặt đồ gỗ nội thất. Đánh sơn Vecni bên ngoài còn giúp đồ gỗ tránh được nứt nẻ, cong vênh, co ngót, tạo nên “chiếc áo giáp tàng hình” để không bị mối mọt, ẩm mốc tấn công. Vì thế, công đoạn này được xem là một trong những phương pháp bảo quản đồ nội thất truyền thống vô cùng hiệu quả. Đặc trưng khác biệt lớn nhất của việc đánh Vecni chính là sử dụng hoàn toàn thủ công, người thợ dùng tay để sơn chứ không sử dụng máy phun như những loại sơn khác. Cũng chính vì thế mà Vecni giúp cho món đồ gỗ được lên màu tự nhiên, chân thật và sáng đẹp như mới
Phun vecni cũng phải đều tay, cẩn thận bởi công đoạn này dễ bị cộm và bị cháy, bờ vecni. Cũng giống như quét nước lót, phun vecni cũng được làm tương tự, phun xong lại đánh ráp, vào bột , làm sạch 2 lần nữa, và cuối cùng là đánh bóng hoàn thành sản phẩm.
Là một trong những đơn vị nghiên cứu, am hiểu và giàu kinh nghiệm trong thi công nhà gỗ cổ truyền. Kiến trúc Nam Thành Phát luôn luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý khách để biến ước mơ tâm huyết của quý khách thành hiện thực, để cho ra đời những kiệt tác nhà gỗ. Hãy đến với Nam Thành Phát, bạn sẽ được tư vấn cụ thể nhất, từ kích thước nhà 5 gian, kích thước nhà 3 gian, kích thước nhà từ đường... đến công năng sử dụng, đến những vật liệu thi công đi kèm. Với đội ngũ nhân viên có chuyên môn, tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình, chúng tôi luôn chào đón khách hàng đến tham quan xưởng cũng như những ngôi nhà gỗ mà chúng tôi lắp dựng trên khắp mọi miền đất nước. Nam Thành Phát luôn mong muốn bảo tồn và phát huy những nét đẹp truyền thống, lối kiến trúc cổ truyền của Việt Nam
Bạn có thể tham khảo một số mẫu nhà gỗ đẹp tại đây hoặc liên hệ ngay hottline để được tư vấn.
Hottline: 0858.937.999
Văn phòng: Số 100, khu 1, Thị trấn Yên Định, Nam Định
Fanpage: Kiến trúc Nam Thành Phát
Xưởng sản xuất: xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định
Mời quý vị cùng xem chi tiết dưới video sau đây: