LÀM NHÀ GỖ - Các Bước Làm Nhà Gỗ Tại Xưởng Sản Xuất Nhà Gỗ AFP Nam Thành Phát

(5/5)

LÀM NHÀ GỖ - Các Bước Làm Nhà Gỗ Tại Xưởng Sản Xuất Nhà Gỗ AFP Nam Thành Phát

1. Giới thiệu về nhà gỗ cổ truyền

Ngày nay, nghề làm nhà gỗ đã có mặt ở rất nhiều các tỉnh thành, từ các tỉnh miền núi phía Bắc đến những miền sông nước ở các tỉnh phía Nam. Tuy nhiên, việc làm nhà gỗ bây giờ đã được cải biên rất là nhiều so với nhà gỗ cổ truyền trước đây. Và mỗi vùng miền lại có những mẫu nhà gỗ cổ khác nhau, mang những phong cách đặc trưng khác nhau. Nhà gỗ cổ truyền có kiến trúc thiết kế với họa tiết cầu kì thiên về sự thịnh vượng và tài lộc với ý nguyện mang đến may mắn cho những người sống trong ngôi nhà.

Nhà thường được làm bằng các loại gỗ quý như gỗ lim, gỗ hương, gỗ gõ...nên thời xưa chỉ những nhà giàu có, địa chủ , quan cao chức trọng mới có tiền để dựng. Một trong những điểm đặc trưng của căn nhà gỗ cổ truyền là mái ngói đỏ thẫm qua thời gian rêu phong theo năm tháng. Mái được nung thủ công và cũng được lợp thủ công theo hình thức 2 mái dốc. Hình ảnh gắn liền với căn nhà cổ kính là khoảng sân gạch đỏ, hoặc đá xám mà xa xưa nhà nào cũng muốn có.

Để làm được một căn nhà gỗ cổ truyền mang đậm bản sắc dân tộc sẽ mất rất nhiều thời gian (có thể kéo dài từ 6-9 tháng), công sức và tâm sức. Bởi loại hình nhà gỗ này có kết cấu cực kì phức tạp và mỗi cấu kiện lại liên kết với nhau tạo nên một bộ khung hoàn chỉnh mà không cần có điểm tựa.

Trước khi bắt tay vào làm nhà gỗ, cần phải xác định các bước như sau:

  1. Lên ý tưởng căn nhà, thiết kế kích thước căn nhà, kích thước các cấu kiện 
  2. Lập bảng kê khối lượng dựa trên bản thiết kế đã phác thảo
  3. Chuẩn bị nguyên vật liệu sản xuất thi công
  4. Tiến hành sơ chế gỗ, xẻ gỗ, phá gỗ
  5. Gia công phần ngang, các liên kết mối mộng
  6. Gia công phần đục, đục chạm các họa tiết lên cấu kiện 
  7. Gia công các hạng mục nhỏ còn lại như cửa bức bàn, khung phố, bạo, hệ thống thông phong, vách thuận.
  8. Tiến hành bọc cấu kiện, vận chuyển đến nơi lắp dựng
  9. Lắp dựng bộ khung vì, vách thuận, đóng hoành, rui, mè lên mái, lợp mái và hoàn thiện.

2. Lên ý tưởng, thiết kế căn nhà.

 Công việc làm nhà gỗ nói riêng và làm nhà nói chung bước lên ý tưởng, thiết kế là vô cùng cần thiết. Từ việc đo đạc khuôn viên đất để tính toán diện tích căn nhà, đến công năng sử dụng sao cho phù hợp với lối sống sinh hoạt, sự yêu thích của gia chủ. Căn cứ vào đó sẽ phác họa được kiểu dáng và  căn nhà, diện tích các phòng. 

Thông thường, kích thước phủ bì tiêu chuẩn để làm nhà gỗ 5 gian là dài 16m sâu 11m; kích thước làm nhà gỗ 3 gian tiêu chuẩn là dài 10,5m và sâu 8,5m kích thước phủ bì. Tùy thuộc vào khuôn viên đất và mức đầu tư của gia chủ mà kích thước căn nhà có thể nhỏ hơn hoặc rộng hơn tùy chỉnh. 

Mặt bằng nhà 3 gian

Mặt bằng nhà 5 gian

Làm nhà gỗ cũng có rất nhiều mục đích sử dụng, có gia chủ chỉ sử dụng với mục đích thờ cúng Tổ Tiên, có gia chủ lại sử dụng làm nhà ở, có gia chủ lại thích sử dụng để trưng bày đồ cổ. Vậy nên với những mục đích khác nhau căn nhà cũng có thể cải biên sao cho phù hợp.

Dưới đây là một số hình ảnh mặt bằng nhà gỗ 3 gian, nhà gỗ 5 gian, mặt cắt để quý khách có nhu cầu làm nhà gỗ tham khảo.

 

Phối cảnh nhà 3 gian để thờ cúng

Mẫu nhà 3 gian dùng làm nhà truyền thống

Mẫu nhà 5 gian dùng để thờ

Mẫu nhà 5 gian kết hợp để ở

Để thiết kế một căn nhà phù hợp, cần phải tính toán thật kỹ khả năng chịu lực các cấu kiện như cột, xà, vì kèo để khi gia công sản xuất, các cấu kiện được liên kết liền mạch khớp nối với nhau, cũng là để xác định khối lượng gỗ một cách chi tiết tránh lãng phí.

3. Lập bảng kê khối lượng gỗ

Đối với những công trình làm nhà gỗ mà AFP NAm Thành Phát thực hiện, sau khi thiết kế xong, bộ phận triển khai sẽ phải lập lên bảng thống kê khối lượng gỗ. Bảng khối lượng yêu cầu phải thống kê đầy đủ tên các cấu kiện, kích thước dài, rộng, sâu, số lượng các cấu kiện và tổng khối lượng là bao nhiêu.

Đây chính là bước khá quan trọng trước khi bắt đầu vào công đoạn sản xuất. Đây cũng là một điểm cộng khiến các gia chủ luôn tin tưởng và lựa chọn Nhà gỗ AFP Nam Thành Phát. Chúng tôi luôn minh bạch từ khâu kí hợp đồng đến khâu sản xuất, gửi đến khách hàng bảng kê khối lượng chi tiết nhất để khách hàng yên tâm.

4. Chuẩn bị nguyên vật liệu thi công sản xuất.

Sau khi có được bảng thống kê gỗ, bước tiếp theo của công việc làm nhà gỗ là lựa chọn nguyên vật liệu thi công. Nguyên vật liệu chính ở đây là gỗ tự nhiên. Có thể là gỗ nguyên cây hoặc gỗ đã được xẻ thành hộp. Thế nhưng việc lựa chọn gỗ là việc không hề đơn giản cho dù là gỗ nguyên cây hay gỗ sẻ thành hộp.

Đối với gỗ nguyên cây, thường những quý khách không phải là thợ gỗ thì sẽ rất khó mua, bởi phải tính toán được vị trí xẻ cho từng cấu kiện, chưa kể đến việc bên ngoài cây gỗ đó khá rắn chắc nhưng bên trong lại bị sâu thủng, mục nát. Nếu như không biết lựa chọn đúng vị trí xẻ thích hợp và cây gỗ tốt rất có thể quý khách sẽ bị tiêu tốn nhiều tiền. 

Đối với gỗ xe thành hộp, rủi ro sẽ ít hơn nhiều, tuy nhiên thì chi phí mua gỗ sẽ cao hơn. Tất nhiên việc mua gỗ hộp sẽ không tránh khỏi bị sâu, rác, co ngót nhưng đây vẫn là phương án hợp lý nhất. Ngoài ra quý khách nên chuẩn bị thêm một số lượng gỗ dự trù để lường trước được vấn đề phát sinh ngoài ý muốn.

 5. Tiến hành sơ chế gỗ, xẻ gỗ, phá gỗ.

 Những cây gỗ được vận chuyển từ cảng về để làm nhà gỗ được chọn lựa kỹ càng, sau đó xẻ thành khối gỗ hộp xếp thành từng phân khu. Qua thời gian, những khối gỗ này sẽ co ngót đến một khối lượng nhất định và được các nghệ nhân kiểm tra lại một lần nữa rồi tiền hành xẻ tiếp theo bảng thống kê gỗ đã lập từ trước.

 

Công việc xẻ gỗ yêu cầu những người thợ xẻ phải tính toán một cách cẩn thận sao cho vừa xẻ được kích thước cấu kiện như mong muốn lại vừa tiết kiệm không gây ra lãng phí gỗ. Bởi gỗ làm nhà đều là loại gỗ quý, có giá thành cao trên thị trường, nếu xẻ không đúng kích thước sẽ rất khó vào việc, nếu xẻ thừa nhiều thì những phần còn lại cũng không sử dụng được vào việc khác. Chính vì thế công đoạn sẻ gỗ mất rất nhiều thời gian.

Trước khi xẻ gỗ có thêm một bước trung gian là bước lấy giưỡng. Công đoạn lấy giưỡng là công đoạn các bác thợ cắt một vài hình dáng cấu kiện bằng tấm gỗ mỏng để dựa vào những tấm gỗ đó, thợ sẻ sẽ xẻ theo hình dáng như giưỡng. Như vậy vừa không bị lãng phí mà lại khiến cho việc xẻ gỗ trở nên dễ dàng hơn.

6. Gia công phần ngang, các liên kết mối mộng.

Quá trình gia công các cấu kiện để làm nhà gỗ sẽ có 2 công đoạn chính là công đoạn làm phần ngang và công đoạn đục hoa văn.

Gia công phần ngang là bước tạo hình dáng cho các cấu kiện, bao gồm các công đoạn như tiện cột, làm xà, làm kẻ, làm bò nghé, tạo các liên kết mối mộng để các cấu kiện được liên kết với nhau giằng níu khăng khít hơn nhất là những cấu kiện tạo nên bộ vì phía trên mái.  

 

Trước đây, công đoạn này là công đoạn vất vả nhất trong quá trình làm nhà gỗ bởi với những cấu kiện to và nặng sẽ cần sự hỗ trợ của rất nhiều người mới có thế xoay vần gia công được. Nhưng vài năm trở lại đây, máy móc thiết bị ngày càng hiện đại và tiên tiến hơn đã hỗ trợ cho anh em thợ rất nhiều, từ máy cầu trục 3 tấn, 5 tấn, 10 tấn giúp dễ dàng cẩu cấu kiện, nâng lên hạ xuống, di chuyển khắp công xưởng, đến máy cưa xẻ gỗ tự động, máy bào, máy cắt mini giúp cho công việc trở nên nhanh chóng và tiện lợi hơn.

7. Gia công phần đục, đục chạm các họa tiết lên cấu kiện

 Các họa tiết, hoa văn được ví như nét đặc trưng của căn nhà gỗ. Làm nhà gỗ mà không có hoa văn sẽ khiến cho căn nhà trở nên thô cứng, thiếu tính thẩm mỹ.

Nhà gỗ cổ thường được đục các họa tiết cổ như họa tiết tứ quý, bao gồm tứ hoa, tứ quả, tứ bình. Đặc trưng cho sự sinh sôi nảy nở các mùa trong năm, sự luân chuyển của vạn vật đất trời. Ngoài ra còn có các họa tiết  khác như họa tiết dơi thọ, họa tiết cầm - kì - thi- họa cũng được sử dụng rất nhiều và đều là những họa tiết cổ với ý nghĩa mang đến tài lộc may mắn cho gia chủ.

Ở mỗi một vị trí trong nhà đều được các Kiến trúc sư  Nhà gỗ AFP Nam Thành Phát tính toán bố trí hoa văn một cách hợp lý, sao cho căn nhà trở nên đẹp hơn, độc đáo và hài hòa, ý nghĩa hơn. 

8.  Gia công các hạng mục còn lại (cửa bức bàn, khung, bạo, đố...)

Cửa bức bàn được ví như bộ mặt của cả căn nhà, chính vì thế cửa được làm tỉ mỉ hơn, đục trạm những họa tiết hoa văn đẹp với ý nghĩa khác nhau, hướng đến sự tốt đẹp, phú quý, tài lộc. 

Khung, bạo, đố đều là những cấu kiện đơn giản, thế nhưng không vì thế mà làm sơ sài, qua loa. Các cấu kiện được tỉa đục nhẹ nhàng hơn và xử lý bề mặt một cách nhẵn nhụi.

9. Tiến hành bọc cấu kiện, vận chuyển đến chân công trình

Các cấu kiện làm nhà gỗ được đánh dấu và được bọc nilong cẩn thận, tránh bị trầy xước trong quá trình vận chuyển. 

10. Lắp dựng nhà gỗ

Trải qua 8 công đoạn để làm nhà gỗ. Công đoạn cuối cùng là công đoạn khởi dựng lên những kiệt tác nhà gỗ, là sản phẩm, là tâm sức của cán bộ, công nhân viên Nhà gỗ AFP Nam Thành Phát.

Cột được dựng từ cột hậu phía sau và phát triển từ phía sau tiến ra phía trước. Dựng cột hậu đến cột cái và đến cột hiên, các cột được giằng níu bằng các thanh xà tạo nên bộ khung phía dưới.

Sau khi hoàn thành bộ khung phía dưới, tiếp tục lắp dựng thêm các bộ khung vì phía trên để đỡ mái nhà. 

Nếu thời tiết thuận lợi thì chỉ trong vòng 2 ngày, đã hoàn thiện được bộ khung nhà, và triển khai các bước tiếp theo là làm hoành, đóng rui, lợp mái phía trên, đồng thời phía bên dưới các bác thợ sẽ lắp dựng xà bát, xà bồ và lắp các bức thuận bên trong.

Cửa cũng được hoàn thiện và đưa vào lắp đặt. Và căn nhà sẽ lại được trà nhẵn sơn lại một lần nữa cho sạch đẹp để bàn giao lcho gia chủ.

11. Giới thiệu đơn vị làm nhà gỗ uy tín, chất lượng - Top 5 đơn vị làm nhà gỗ tại Việt Nam

Là một trong những đơn vị nghiên cứu, am hiểu và giàu kinh nghiệm trong thi công nhà gỗ cổ truyền. Nhà gỗ AFP Nam Thành Phát luôn luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý khách để biến ước mơ tâm huyết của quý khách thành hiện thực, để cho ra đời những kiệt tác nhà gỗ. Hãy đến với AFP Nam Thành Phát, bạn sẽ được tư vấn cụ thể nhất, từ kích thước nhà 5 gian, kích thước nhà 3 gian, kích thước nhà từ đường... đến công năng sử dụng, đến những vật liệu thi công đi kèm. Với đội ngũ nhân viên có chuyên môn, tư vấn chuyên nghiệp, nhiệt tình, chúng tôi luôn chào đón khách hàng đến tham quan xưởng cũng như những ngôi nhà gỗ mà chúng tôi lắp dựng trên khắp mọi miền đất nước. Nhà gỗ AFP Nam Thành Phát luôn mong muốn bảo tồn và phát huy những nét đẹp truyền thống, lối kiến trúc cổ truyền của Việt Nam

Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN AFP NAM THÀNH PHÁT

Văn phòng: Km 185, quốc lộ 21A, khu 3, Thị trấn Yên Định, Hải Hậu, Nam Định

Xưởng sản xuấtKm 185, quốc lộ 21A, khu 3, Thị trấn Yên Định, Hải Hậu, Nam Định

 Hotline: 0858 937 999 

 Emailnamthanhphat.ac@gmail.com ♦

 Websitehttps://namthanhphat.com.vn/ 

 Fanpagehttps://www.facebook.com/afpnamthanhphat 

 Kênh Youtubehttps://www.youtube.com/c/ 

 

 

Back to top