Gọi tên cấu kiện nhà gỗ - Kiến thức nhà gỗ

I. CẤU KIỆN NẰM TRONG KHUNG NHÀ 

1.1 Cột cái

Tên thường gọi là cột chính, cột to nhất trong nhà. Số lượng cột cái phụ thuộc vào diện tích, quy mô công trình;

1.2 Cột quân (cột con)

Cột có kích thước nhỏ, ngắn hơn cột cái. Nằm ở đầu nhịp phụ, hai bên nhịp chính;

1.3 Cột hiên

Cột có chiều cao ngắn hơn cột quân. Nằm ở hiên nhà để đỡ phần mái đua phía trước hiên;

1.4 Xà lòng (Chếch)

Xà lòng có nhiệm vụ liên kết các cột chính của khung nhà;

1.5 Xà nách (xà thuận)

Xà nách có nhiệm vụ liên kết các cột cái và cột quân trong khung nhà;

1.6 Đấu - củng

Đấu - củng là bộ phận bệ đỡ, tay đỡ các kết cấu khác;

1.7 Kẻ

Kẻ có 2 loại là kẻ ngồi và kẻ hiên. Kẻ ngồi gác từ cột cái sang cột quân bằng liên kết mộng. Kẻ hiên gác từ cột quân sang cột hiên 

1.8 Bảy/Bẩy
1.9 Câu đầu
1.10 Con rường/chồng rường
1.11 Trụ trốn
1.12 Con lợn/rường bụng lợn

II. CẤU KIỆN NẰM NGOÀI KHUNG NHÀ 

2.1 Xà thượng

Xà chạy dọc theo chiều dài nhà, liên kết đỉnh của các cột cái lại với nhau;

2.2 Xà đại/xà hạ

Xà nằm dưới xà thượng, liên kết các cột cái tại đỉnh của cột quân;

2.3 Xà tử thượng

Xà liên kết các cột con của các khung bên trên và nằm ở trên đỉnh cột con;

2.4 Xà tử hạ

Xà liên kết các cột con của các khung bên dưới và nằm ở dưới cột con (tại cao độ trên cửa bức bàn);

2.5 Xà ngưỡng

Xà liên kết dưới chân các cột con, nằm ở vị trí dưới cửa;

2.6 Xà hiên

Xà liên kết trên đầu các cột hiên;

2.7 Xà nóc

Xà đặt trên đỉnh mái;

III. KẾT CẤU MÁI

3.1 Hoành

Hoành có tác dụng đỡ mái, đặt nằm ngang theo chiều dọc nhà và vuông góc với khung nhà gỗ;

3.2 Dui/rui

Dui là những dầm phụ trung gian , đặt dọc theo chiều dốc của mái. Rui nằm đè và vuông góc với hệ thống thanh hoành.

3.3 Mè

Mè là những thanh gỗ được đặt song song với hoành và gối lên hệ thống rui, có tác dụng liên kết và giữ các thanh rui. Nhìn từ trong nhà lên trên mái, mè sẽ được dấu ở vị trí có các thanh hoành.

3.4 Gạch màn (Ngói màn)

Gạch màn được lợp trực tiếp lên lớp mè, được làm bằng đất nung, có tác dụng đỡ ngói, làm lớp nền tạo độ phẳng cho mái, chống dột và chống nóng cho nhà gỗ;

3.5 Ngói 

Ngói sử dụng trong nhà gỗ cổ truyền thường là ngói mũ, ngói âm dương, ngói lưu ly. Ngói mũ thường được sử dụng nhiều trong các công trình văn hóa (đền, chùa) ở các tính phía bắc. Ngói lưu ly được sử dụng nhiều trong các công trình ở các tỉnh phía nam. Ngói âm dương có 1 cặp bao gồm một viên âm và một viên dương, ngói âm dương được sản xuất chủ yếu tại Bát Tràng.

 

 

Back to top