Cây Cảnh Phong Thủy Nên Và Không Nên Trồng Trong Khuôn Viên Nhà Gỗ

Cây cảnh phong thủy nên trồng trong khuôn viên nhà gỗ giúp mang lại vận khí tốt, hưng vượng tài lộc cho gia chủ

Nhà gỗ cổ truyền từ xưa đến nay vẫn luôn hay được ưu ái nhắc đến, vì nó mang trong mình những giá trị văn hóa truyền thống to lớn và luôn được yêu mến qua biết bao thế hệ. Không gian sống ngoài công trình chính là nhà gỗ cổ truyền thì không thể thiếu được không gian sân vườn với những hàng cây xanh mát - không chỉ tăng tính thẩm mỹ cho toàn bộ công trình mà còn giúp thanh lọc không khí, gần gũi với thiên nhiên. Thế nhưng không phải gia chủ nào cũng biết nên trồng cây gì để tốt cho sức khỏe, hợp phong thủy và cây gì thì không hợp phong thủy, không nên trồng.

Cây Tùng và Mẫu đơn trong khuôn viên Từ đường 5 gian

Tại bài viết này AFP Nam Thành Phát kính mời quý bạn đọc cùng chúng tôi đi tìm hiểu về cây cảnh phong thủy nên và không nên trồng trong khuôn viên nhà gỗ, giúp đem lại sức khỏe tài lộc cho gia chủ.

I. Lợi ích và sự cần thiết của cây cối

Không riêng gì với nhà gỗ, mà kể cả các công trình nhà phố, biệt thự, lâu đài hiện đại ta cũng thường thấy gia chủ hay dành riêng một khoảng không gian sân vườn trồng các loại hoa, cây cối khác nhau vì những lợi ích mà chúng mang lại. Và quả thực như vậy, cây cối mang lại rất nhiều lợi ích cho con người như:

- Tác dụng về thẩm mỹ. Trồng nhiều cây xanh giúp cho không gian tổng thể được hài hòa, tràn đầy sức sống tươi mới, cũng là tô điểm cho bầu không gian trở nên mát mẻ

- Tác dụng cho sức khỏe. Cây xanh trong quá trình quang hợp sẽ hít khí CO2 và nhả ra Oxy, khí oxy có vai trò rất quan trọng trong quá trình duy trì sự sống của con người. Do đó cây xanh sẽ giúp thanh lọc không khí, giúp bầu không khí trong khuôn viên nhà được trong lành hơn. Nhiều cây xanh còn có tác dụng xua đuổi côn trùng, đem lại sức khỏe tốt hơn cho những người sinh sống trong căn nhà gỗ cổ truyền.

- Tác dụng phong thủy: Cây trồng còn có ý nghĩa phong thủy rất lớn đem lại may mắn, tài tộc. Bên cạnh đó còn bảo vệ gia chủ khỏi những điều không may trong cuộc sống hằng ngày.

II. Các loại cây nên trồng

1. Cây cau

Cây cảnh phong thủy đầu tiên được nhắc đến ở đây đó chính là cây cau vì mức độ phổ biến và được ưa chuộng của nó. Cau là loại cây tượng trưng cho hình ảnh chốn thôn quê đơn sơ, mộc mạc và gần gũi. Ngoài giá trị thẩm mỹ thì cau cảnh giúp cho việc lọc không khí khá tốt và có khả năng cung cấp độ ẩm cực kỳ cao, mang đến bầu không khí trong lành. Nhiều loại khí độc bay hơi như là toluene, benzen,… đều có thể bị cây cau hấp thụ được. Với hình dáng cao dài vươn lên thẳng tắp, cây cau khá dễ trồng và có sức sống dẻo dai mãnh liệt.

Theo những quan niệm phong thủy thì cây cau trồng trước nhà có vai trò phong thủy rất quan trọng. Cây trồng ở trước nhà có ý nghĩa như là một sự án ngữ, là vật che chắn để bảo vệ ngôi nhà khỏi những tác động xấu và các nguồn năng lượng độc hại ở ngoài không khí. Đồng thời cây cau còn giúp khai thông vượng khí, giúp người trồng thêm may mắn và phát tài. 

2. Cây tùng

Cây tùng là cái tên khá quen thuộc, hay xuất hiện trong thơ ca văn học hoặc các mẫu hoa văn đục chạm trong tranh và nhà gỗ như hoa văn Tứ quý Tùng - Cúc- Trúc - Mai, tranh Tùng hạc diên niên... 

Cây Tùng được biết đến là loại cây trường thọ, sinh sống được trong thời tiết khắc nghiệt (giá rét, mưa dông) trên đất đá cằn cỗi và những nơi thiếu chất dinh dưỡng. Cây Tùng được xem là loại cây có linh khí tốt bởi chúng sống hàng trăm năm dù là với thời tiết khắc nghiệt nhất. Cây Tùng giúp cản gió độc và xua đuổi tà khí, xua đuổi vận xui và đem lại sự trường thọ đến cho gia chủ.

3. Cây sung - lộc vừng - vạn tuế

- Không phải ngẫu nhiên mà cây Sung được nằm trong bộ Tam đa bao gồm: Cây Sung(Phúc) - Cây Lộc vừng(Lộc) - Cây Vạn tuế(Thọ). Đây là loài cây có nhiều ý nghĩa trong phong thủy và thường được trồng làm cây cảnh trong nhà.

Chữ Sung được hiểu theo nghĩa là "Sung Túc", tức là mang lại sự viên mãn, tròn đầy, may mắn và thành công, từ đó đem đến tiền tài và danh vọng cho gia chủ. Theo phong thủy, cây sung hợp với những người mệnh Mộc hoặc mệnh Hỏa, giúp gia chủ làm ăn thuận lợi, gặp nhiều may mắn.

- Nằm trong bộ Tam đa, Lộc vừng được đánh giá rất cao không chỉ bởi vẻ đẹp độc đáo trong giới cây cảnh mà còn bởi ý nghĩa phong thủy mà cây có thể mang lại cho gia chủ. Cây Lộc vừng mang ý nghĩa tài lộc dồi dào, cuộc sống sung túc gặp nhiều may mắn và thành công giống như cái tên "Lộc" mà cây vốn có. 

- Cây vạn tuế với vóc dáng uy nghi, sang trọng cùng sức sống mãnh liệt của nó tượng trưng cho sự kiên trì chịu khó vươn lên và sự bền vững thành đạt trong sự nghiệp. Cây vạn tuế còn giúp loại bỏ khí độc, cân bằng âm dương mang lại bình an và hạnh phúc.

=> Nên trồng đủ cả 3 cây cảnh phong thủy trong bộ Tam đa để có thể tăng tối đa giá trị mang lại cho gia đình.

4. Cây hoa sứ đại

Một trong những loại cây cảnh phong thủy cũng khá được ưa chuộng trồng trong khuôn viên nhà gỗ đó là cây hoa sứ đại. Cây hoa sứ sẽ giúp tạo cảm giác mới lạ, đẹp mắt cho ngôi nhà, thanh lọc không khí trong lành. Những khi hoa nở khoe sắc không chỉ mang lại vẻ đẹp cho khuôn viên mà hương hoa còn thơm ngào ngạt đặc biệt là vào buổi tối, giúp gia chủ thư giãn, rất thích hợp trồng để cải tạo cảnh quan sân vườn, hay ở những khu du lịch... Cùng với đó, trồng sứ đại trước nhà theo phong thủy còn mang lại tài lộc, an lành và hạnh phúc đến với gia chủ.

7. Một số loại cây ăn quả

Ngoài những loại cây kể trên, một số loại cây ăn quả cũng rất được ưa chuộng và hay được trồng trong khuôn viên nhà gỗ cổ truyền như: cây mít, cây nhãn, cây vú sữa, cây xoài...Ngoài việc mang lại giá trị kinh tế, những loại cây ăn quả này tương đối dễ trồng, tán cây xòe rộng mang lại bóng mát và không khí trong lành.

III. Các loại cây không nên trồng

1. Cây liễu

Trong dân gian cây liễu là 1 trong những loại cây kỵ trồng trước nhà bởi nhánh cây liễu hay rủ xuống lòa xòa, cản trở dòng năng lượng tốt đi vào trong nhà. Theo phong thủy những cây có thân mảnh, nhỏ, thường mang lại năng lượng tiêu cực, không tốt, không nên trồng trong khuôn viên nhà. Bên cạnh đó, liễu là loại cây không cho trái, hay hạt, do đó theo quan niệm phong thủy cây liễu hoàn toàn không tốt cho vận khí của gia chủ.

2. Cây đa

Chắc hẳn ít nhất 1 lần trong đời bạn cũng đã từng nghe qua về các câu chuyện hoặc những điển tích về cây đa, thường gắn với những câu chuyện ma hoặc những linh hồn đã mất. Cây đa được xem là cây của âm phủ, của những linh hồn hay về đó trú ngụ. Do đó cây đa là cực kỳ kiêng kỵ không nên trồng trong khuôn viên nhà gỗ. Câu nói dân gian "quỷ cây đa, ma cây gạo" đến nay vẫn còn được lưu truyền.

3. Cây dâu tằm

"Dâu" trong tiếng Hán có nghĩa là tang, do đó mặc dù tương đối có giá trị kinh tế, lá cây được dùng để chữa bệnh, quả dâu được dùng để ngâm nước, làm bánh, làm mứt.. thì cây dâu tằm cũng là một trong những loại cây không nên trồng trước nhà.

IV. Một số lưu ý khi trồng cây trong khuôn viên nhà

 - Không nên trồng cây đơn lẻ, nó sẽ mang nghĩa đơn độc lẻ bóng, nên trồng nhiều hơn 1 cây và thường theo số lẻ như 3,5,7

 - Không nên để cây cảnh phong thủy của nhà héo, chết - điều này hết sức kiêng kị với nhà ở nói chung và nhà gỗ cổ truyền nói riêng

 - Không nên trồng cây quá lớn trước nhà, vì có thể sẽ chắn dòng vượng khí đi vào trong nhà, cản trở dòng tài lộc 

V. Giới thiệu đơn vị thiết kế - thi công uy tín

Là một trong những đơn vị nghiên cứu, am hiểu và giàu kinh nghiệm trong thiết kế và thi công nhà gỗ cổ truyền, Nhà gỗ AFP Nam Thành Phát luôn luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý khách để biến ước mơ tâm huyết của quý khách thành hiện thực, để cho ra đời những kiệt tác nhà gỗ.
 
Xem thêm:

Quý khách hàng có thể tham khảo một số mẫu nhà gỗ đẹp tại đây hoặc liên hệ ngay hotline để được tư vấn.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN AFP NAM THÀNH PHÁT

Văn phòng: Km 185, quốc lộ 21A, khu 3, Thị trấn Yên Định, Hải Hậu, Nam Định

Xưởng sản xuấtKm 185, quốc lộ 21A, khu 3, Thị trấn Yên Định, Hải Hậu, Nam Định

 Hotline0858 937 999 

 Email: namthanhphat.ac@gmail.com♦

 Websitehttps://namthanhphat.com.vn/

 Fanpage: https://www.facebook.com/afpnamthanhphat  

 Kênh Youtubehttps://www.youtube.com/c/ 

Back to top