Top 5 Hạng Mục Đá Được Sử Dụng Nhiều Nhất Trong Thiết Kế Nhà Gỗ

Các hạng mục đá trong thiết kế nhà gỗ

Cùng với cuộc sống nhộn nhịp, phát triển trong thời kỳ hội nhập hiện đại như ngày nay thì vẫn còn có rất nhiều người hướng về những giá trị truyền thống , những giá trị lâu đời mà cha ông ta để lại. Một trong những giá trị truyền thống đó phải kể đến chính là những công trình nhà gỗ kẻ truyền mang đậm nét đẹp văn hóa dân gian Việt. Nhà gỗ ngoài để làm nơi ở còn thường được xây dựng để làm từ đường (nhà thờ họ) thờ kính ông bà tổ tiên. Với công trình nhà gỗ cổ truyền, ngoài các hạng mục gỗ thì không thể không kể đến các hạng mục đá làm điểm nhấn rất riêng, tăng tính bề thế, uy nghi cho công trình.

Dân gian quan niệm năng lượng từ đá tỏa ra sẽ giúp cân bằng âm dương ở nơi thờ cúng, nên hạng mục đá rất được ưa chuộng sử dụng tại các công trình tâm linh. Tại bài viết lần này AFP Nam Thành Phát xin chia sẻ đến quý vị và các bạn một số thông tin các hạng mục đá trong thiết kế nhà gỗ, để quý bạn đọc có thể tham khảo cho công trình nhà gỗ của gia đình, dòng họ mình.

I. Cột đồng trụ đá

Trong các hạng mục đá thường gặp phải kể đến trước tiên là cột đồng trụ đá. Cột đồng trụ đá là cột đá thường có trong những công trình tâm linh như từ đường, nhà thờ họ, đền, miếu…Cột đồng trụ đá thường được đặt ở hai bên của gian chính hoặc hai bên cổng đá trong những công trình kiến trúc thờ cúng. 

Cột đồng trụ đá - công trình Từ đường 3 gian tại Hà Nội

Cột đồng trụ có bề ngoài giống như ngọn đuốc, từ đó mà nó mang ý nghĩa như ánh sáng xua đi tà khí và soi sáng những điều đen tối, giữ gìn sự bình an cho cả dòng họ. Mẫu cột đồng trụ thường có thân hình vuông và được chạm khắc câu đối, hoa văn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Cột trụ đá có cấu tạo gồm 3 phần chính: chân cột đá, thân cột và đầu cột.

Ngoài ý nghĩa mang lại tính thẩm mỹ cho công trình thì cột đồng trụ đá trong thiết kế nhà gỗ còn mang ý nghĩa phong thủy, giá trị tâm linh cao cả.

Cột đồng trụ đá thường được xây dựng trong các công trình thờ cúng. Đây là những nơi linh thiêng để con cháu có thể kết nối với tổ tiên. Khi ta thấy hình ảnh đôi cột đồng trụ đứng sừng sững hai bên công trình, ta cảm nhận được sự uy nghiêm và sang trọng. Hơn nữa, cột đồng trụ đá chính là để chắn mọi tà khí xấu, bảo vệ vùng đất linh thiêng. Vì lý do đó mà nguyên liệu được chọn là đá nguyên khối, rất cứng và bền. Thể hiện được sự trường tồn, bền vững, uy nghi và cứng cáp cho công trình nhà thờ họ.

II. Cột hiên đá

Trong nhiều công trình nhà gỗ hiện nay, thay vì dùng cột hiên bằng gỗ thông thường thì nhiều gia chủ lựa chọn sử dụng cột hiên bằng đá để tăng tính uy nghi, bề thế, vững chãi cho công trình nhà gỗ.

Cột hiên đá - công trình nhà gỗ 5 gian tại Bắc Ninh

Trên cột hiên đá cũng thường được chạm khắc câu đối, hoa văn tinh xảo mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc.

III. Bậc thềm và lan can đá

Bậc thềm và lan can đá trong thiết kế nhà gỗ hiện nay vô cùng phổ biến, chính bởi tính thẩm mỹ và công năng mà nó mang lại. Chất liệu đá vững chắc, bền bỉ không bị ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ hay yếu tố thời gian, vô cùng phù hợp để sử dụng làm bậc thềm hay lan can nhà. Dưới đây là hình ảnh một vài công trình nhà gỗ của AFP Nam Thành Phát sử dụng bậc thềm và lan can đá

Bậc thềm và lan can đá - nhà gỗ 3 gian 2 dĩ trên tầng 2 tại Hà Nội

Bậc thềm và lan can bằng đá xanh - công trình nhà gỗ 3 gian tại Đồng Nai

IV. Chân tảng cột

Chân tảng cột dùng để nâng đỡ kiến trúc công trình và đặt ở dưới chân cột. Chân tảng cột có tác dụng đỡ chân cột, khiến chân cột không bị ẩm mốc, mối mọt xâm nhập, giúp cho cột trở nên bền vững hơn. Chân tảng cột có rất nhiều kích thước , hình dáng khác nhau và được chạm khắc rất nhiều loại với hoa văn khác nhau như hoa văn lá đề, hoa văn hình cánh sen, hoa lá uốn lượn hay để trơn tròn. Nguồn gốc chân tảng cột thường được khai thác Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình....

Chân cột đá cột hiên - công trình nhà gỗ 5 gian tại Hà Nội

V. Các hạng mục đá bổ trợ khác

Ngoài các hạng mục đá kể trên, gia chủ có thể tham khảo thêm một vài hạng mục đá trong thiết kế nhà gỗ bổ trợ khác - căn cứ tùy theo mục đích sử dụng cũng như sở thích của gia chủ.

1. Phù điêu đá

Phù điêu đá là dạng điêu khắc được thể hiện trên bề mặt đá để tạo ra những bức ảnh có bối cảnh sinh động. thường được thực hiện bằng cách đắp nổi hoặc khoét lõm vật liệu đá. Những bức phù điêu bằng đá này sẽ giúp cho không gian sống thêm phần nghệ thuật và có chiều sâu hơn. Các đường nét trên tấm phù điêu thường là hình ảnh muông thú, phong cảnh, linh vật, thần thánh, hoa cỏ… được điêu khắc tinh xảo, qua nhiều công đoạn để tạo ra một tác phẩm hoàn hảo nhất.

Bức phù điêu Sen hạc đá

Nổi bật ở đây là 2 bức phù điêu Sen hạc đều được làm bằng đá nguyên khối. Hoa sen trong phù điêu hoa sen luôn là biểu tượng của thanh cao, của vẻ đẹp thuần khiết - Biểu tượng chim hạc, được gọi là "nhất phẩm điểu" hay là "nhất phẩm đương triều", ngụ ý tới phẩm chất cao quý, mạnh mẽ đối đầu với khó khăn, mang lại may mắn và ấm êm cho gia chủ.

2. Cuốn thư đá - chiếu đá

Phù điêu rồng đá, Cuốn thư đá, Rồng đá chầu 2 bên - công trình Từ đường 3 gian tại Hà Nam

Cuốn thư đá hay còn có tên gọi là bình phong đá có tác dụng chính là để che chắn và chống lại những luồng khí xấu, tà ma..thâm nhập vào những công trình kiến trúc tâm linh, chúng được đặt ở những nơi thờ phụng tổ tiên và họ hàng như khu lăng mộ đá, đình chùa, nhà thờ họ, nhà từ đường. Cuốn thư có nhiều hình thức khác nhau nhưng hầu hết đều có một bên kiếm một bên bút. Điều này thể hiện sự kết hợp giữa sức mạnh và trí thức để bảo vệ, che chở. Cuốn thư đá còn được xem như là vật trang trí đặc thù không thể thiếu cho các kiến trúc tâm linh để làm tăng giá trị thẩm mỹ, sự uy nghiêm, bề thế và nét cổ xưa

Rồng là một trong những tứ linh - là loài vật linh thiêng theo truyền thuyết từ xa xưa của người phương Đông, là linh vật tượng trưng cho quyền uy, sức mạnh luôn mang lại điều tốt lành, may mắn và tài lộc cho gia chủ. Tại các công trình tâm linh thì rồng thể hiện vai trò trấn giữ, canh gác, giữ cho ác quỷ không xâm nhập được vào khu vực linh thiêng này.

3. Hòn non bộ

 Hòn non bộ trước nhà - công trình nhà gỗ 7 gian tại Hà Nội

Hòn non bộ được biết đến là một nghệ thuật xây dựng, sắp đặt, thu nhỏ, đưa mô hình những ngọn núi to lớn ngoài tự nhiên vào trong các vườn cảnh, hay còn gọi là “Giả sơn”. Hòn non bộ ở đây là sự kết hợp của Đá, Cây xanh và Nước. Ngoài tác dụng mang đến vẻ đẹp thẩm mỹ cho ngôi nhà thì còn có tác dụng mang đến sự cân bằng âm dương, tạo vượng khí cho nhà ở. Các yếu tố như núi, dòng nước, hang động, cây cối… được phối hợp rất tinh xảo, tạo nên một sự lưu thông về ngũ hành. Theo đó, núi là nơi hội tụ tinh túy của đất trời, nơi hội tụ tiền tài và danh vọng. Sông là biểu tượng của đại cát. Nước là tài lộc, những dòng chảy của nước biểu trưng cho tài lộc luôn chảy vào ngôi nhà của bạn.

Hòn non bộ trong thiết kế nhà gỗ thường được xây trước nhà, đó sẽ là bức bình phong che chắn cho gia chủ khỏi những tà khí, chặn đứng và luân chuyển những điều không tốt ra khỏi trạch phần, giúp cho cuộc sống của gia chủ luôn thịnh vượng, an bình. Vị trí này, bạn không nên xây kích thước quá lớn so với kích thước ngôi nhà, tránh để non bộ che khuất toàn bộ mặt tiền.

VI. Giới thiệu đơn vị thiết kế - thi công uy tín

Là một trong những đơn vị nghiên cứu, am hiểu và giàu kinh nghiệm trong thi công nhà gỗ cổ truyền. Nhà gỗ AFP Nam Thành Phát luôn luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý khách để biến ước mơ tâm huyết của quý khách thành hiện thực, để cho ra đời những kiệt tác nhà gỗ. Tại AFP Nam Thành Phát:

1. Miễn phí 100% chi phí thiết kế nhà gỗ khi Khách hàng kí hợp đồng thi công trọn gói

2. Thiết kế và thi công trọn gói đến khi Khách hàng ưng ý, chỉ quyết toán sau khi Khách hàng đã hài lòng.

3. Minh bạch vật liệu xây dựng

4. Tặng bản vẽ xin phép xây dựng

5. Cam kết đảm bảo tiến độ thi công và an toàn lao động tuyệt đối, chịu trách toàn bộ những vấn đề có liên quan trong suốt thời gian xây dựng

Quý khách hàng có thể tham khảo một số mẫu nhà gỗ đẹp tại đây hoặc liên hệ ngay hotline để được tư vấn.

Hotline: 0858.937.999

Văn phòng: Km185, Khu 3, TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định

FanpageKiến trúc Nam Thành Phát

Xưởng sản xuất: Km185, Khu 3, TT Yên Định, H. Hải Hậu, Nam Định

 

Back to top