Ngắm Nhìn Những Cấu Kiện Đẹp Của Nhà Gỗ Cổ Truyền Bắc Bộ

(5/5)

Nhà gỗ cổ truyền là một loại công trình có kiến trúc cổ mang những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung và đặc biệt là của người dân Bắc Bộ nói chung. Nét đặc trưng của kiến trúc nhà gỗ là hệ thống các cấu kiện liên kết với nhau bởi mộng, được tác động bởi ngoại lực làm sao cho các mộng gắn kết khăng khít với nhau, tạo nên một kết cấu nhà gỗ vững chãi. Có rất nhiều các cấu kiện trong một căn nhà gỗ cổ truyền, tên gọi và vị trí của nó ở đâu, vai trò của nó là gì? Tại bài viết này mời quý bạn đọc cùng Nhà gỗ AFP Nam Thành Phát đi tìm hiểu về các cấu kiện chính tạo nên một căn nhà gỗ cổ truyền nhé.

I. Cùng tìm hiểu và ngắm nhìn các cấu kiện đẹp của nhà gỗ cổ truyền 

1. Hệ thống cột nhà gỗ

Một căn nhà gỗ cổ truyền bao gồm hệ thống các cột làm trụ, sau đó sẽ là hệ thống các vì kèo và xà kết nối các cột đó lại với nhau tạo nên một bộ khung nhà gỗ chắc chắn. Một nếp nhà nếu làm đủ cột sẽ có 6 hàng chân, trong đó 2 hàng cột cái nằm giữa, tiếp đến phát triển ra 2 hàng cột quân 2 bên và sau cùng là 2 hàng cột hiên. Một nếp nhà gỗ 5 gian 6 vì làm đủ cột sẽ có 36 cột, nhà 3 gian 4 vì sẽ có 24 cột.

Hệ thống cột nhà 5 gian, được làm từ gỗ Lim xanh Taly bền chắc. Trên thị trường hiện nay thì đây là dòng gỗ được ưa chuộng và sử dụng nhiều nhất vì tính chất gỗ tốt mà giá cả phù hợp

Ngày nay để phù hợp hơn với nhu cầu sử dụng và bố trí không gian hợp lý, thì hiện tại các công trình nhà gỗ cổ truyền thường sẽ lược bớt hàng cột hiên hậu và trốn 2 cột cái, để giúp không gian được thoáng đãng hơn, gian giữa cũng tạo cảm giác rộng rãi hơn nhiều.

Hàng cột được làm từ gỗ Lim Lào

Căn nhà gỗ 5 gian 22 cột với 5 hàng chân đứng sừng sững vững chãi như những chàng lực sỹ hiên ngang bảo vệ ngôi nhà. Thông thường trong nhà gỗ cổ truyền thì cột cái sẽ có đường kính lớn nhất và cao nhất, sau đó giảm dần đến cột quân và cuối cùng là cột hiên.

Cột gỗ không chỉ có tính năng nâng đỡ chịu lực cho toàn bộ phần khung mái, mà ngày nay đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của các gia chủ, cột gỗ còn phải đảm bảo có màu sắc đẹp, vân gỗ đẹp, đem lại giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà.

Cột gỗ làm bằng gỗ Cẩm, với hệ vân nổi bật chạy khắp thân cây cùng với thớ gỗ ít có khuyết điểm nên mang đến giá trị thẩm mỹ rất cao

2. Câu đầu, thượng lương

Câu đầu và thượng lương là 2 cấu kiện quan trọng trong nhà gỗ cổ truyền và được các gia chủ vô cùng chú trọng, vì nó không chỉ đơn thuần là một cấu kiện nhà gỗ mà còn mang trong mình những ý nghĩa tâm linh sâu sắc. 

Câu đầu là dầm ngang chính đặt trên cùng, gác lên các cột cái, khoá các đầu trên của các cột cái trong hệ kết cấu khung nhà.

"Niên niên tăng phú quý - Nhật nhật hưởng vinh hoa"

 [Hằng năm thêm giàu có - Mỗi ngày hưởng vinh hoa]

Chữ viết trên câu đầu thường được viết bằng phông chữ Quốc ngữ hoặc Hán Nôm, được xin từ các thầy đồ hoặc các thầy phong thủy. Và được viết theo cách viết câu đối, câu đối trên câu đầu thường là câu đối thơ phổ biến có 5 chữ. Chữ viết trên câu đầu thường có nội dung nêu lên những mong ước trừ ma diệt quỷ và con cháu đời sau luôn được hưởng mọi điều tốt đẹp của trời đất.

Thượng lương là thanh xà gỗ đặt ở vị trí đỉnh nóc nhà, thường khắc ngày tháng năm khởi công và hoàn thành nhà - thể hiện thời khắc cất nóc là tốt đẹp, được lưu truyền lâu dài giúp cho đời sau biết và yên tâm sinh sống, thờ cúng gia tiên.

Hình ảnh câu đầu và thượng lương nhà gỗ ghi ngày tháng khởi công và hoàn thiện nhà cùng những câu chữ Hán nôm ý nghĩa

3. Xà + Vì kèo

Với nhà gỗ 5 gian thông thường sẽ có 4 vì giữa và 2 vì thuận, nhà gỗ 3 gian thì sẽ có 2 vì giữa và 2 vì thuận. Vì kèo nhà gỗ cổ truyền có thể được làm theo lối kẻ truyền hoặc chồng rường đấu sen hoặc cũng có thể kết hợp linh hoạt cả 2 lối kiến trúc này trong 1 căn nhà.

Vì giữa kết hợp chồng rường đấu sen và kẻ truyền - ở đây cụ thể là kẻ ngồi. Vì thuận là kiến trúc chồng rường đấu sen với các con rường xếp chồng lên nhau, chạm khắc họa tiết hoa lá tây truyền thống với đường nét uốn lượn mềm mại.

Hệ thống các cột, xà và vì kèo liên kết chặt chẽ với nhau trong bộ khung nhà gỗ

Một căn nhà gỗ cổ truyền sẽ bao gồm rất nhiều các loại xà có nhiệm vụ kết nối các cột với nhau. Như:

- Xà mếch: được nối từ cột cái sang cột quân của nhà, trốn 1 cột cái

- Xà lòng: xà chính nối 2 cột cái theo chiều sâu lòng nhà

- Xà nách: nối cột cái vs cột quân theo chiều sâu lòng nhà

- Xà đại: xà dưới nối 2 cột cái theo chiều dài ngôi nhà

- Xà thượng: xà phía trên đỉnh nối 2 cột chính theo chiều dài ngôi nhà

- Xà máng cột quân: xà nối 2 cột quân theo chiều dài ngôi nhà...

4. Kẻ hiên

Không chỉ có tính năng chịu lực đỡ phần mái hiên, kẻ hiên còn mang đến giá trị thẩm mỹ rất lớn cho căn nhà gỗ cổ truyền. Kẻ hiên là dầm gác từ cột quân sang cột hiên với một phần kẻ hiên được kéo dài đâm xuyên qua cột hiên để đỡ phần chân mái, với hình dáng cong cong uốn lượn mềm mại.

Hàng kẻ hiên mẫu Tứ quý của nhà gỗ 5 gian

Tứ quý là hoa văn rất được yêu thích sử dụng trong nhà gỗ cổ truyền và thường được đục chạm trên kẻ hiên bởi sự đa dạng ở mỗi họa tiết cũng như ý nghĩa ẩn chứa bên trong nó. Tứ quý bao gồm bốn mẫu hoa văn Tùng Cúc Trúc Mai đại diện cho bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông trong năm. Trong phong thủy, hình ảnh tứ quý là hiện diện của sự may mắn, tài lộc, hạnh phúc và trường thọ.

Mẫu đục Cúc trên kẻ hiên

5. Vì đốc hiên

Mẫu đục triện hồng trên vì đốc hiên

Mẫu đục hoa lá tây truyền thống trên vì đốc hiên

7. Phần mái

Phần mái bao gồm những cấu kiện có tác dụng đỡ phần ngói, giúp che nắng, che mưa và bảo vệ ngôi nhà khỏi những tác động của môi trường, thời tiết. Phần mái nhà gỗ cổ truyền gồm hệ thống hoành, rui mè và ngói lợp.

- Hoành là các xà/dầm chính nằm cách đều, đỡ rui mái và được kê lên vì. Hoành được đặt nằm ngang theo chiều dài nhà, vuông góc với khung nhà.

- Rui mè là các thanh xà gỗ đặt dọc theo chiều dốc mái gối lên hệ thống hoành và đặt vuông góc với hoành

- Gạch màn là một loại gạch lá nem đơn bằng đất nung, có tác dụng đỡ ngói đồng thời tạo độ phẳng cho mái. Gạch màn ngồi trực tiếp trên lớp rui mè.

- Ngói lợp trong nhà gỗ cổ truyền thường là ngói mũi hài bằng đất nung, trực tiếp chống thấm dột và chống nóng, lợp trên lớp gạch màn.

Các bác thợ đang đóng rui mái

Phần mái đã hoàn thiện với phần rui chữ Thọ dát vàng vô cùng nổi bật và đẹp mắt 

8. Cửa bức bàn

Cửa bức bàn là một nét đặc trưng và được xem như là bộ mặt các công trình nhà gỗ cổ truyền. Không gian làm cửa thường là giữa hai cột của một gian nhà gỗ. Đây là loại cửa bao gồm 2,4 hoặc 6 cánh, tuy nhiên phổ biến nhất là 4 cánh. Cửa bức bàn được chia làm 5 khoảng với 3 khoảng nhỏ đan xen với 2 lá pano to. Các lá pano này có thể đục chạm các hoa văn tinh xảo sắc nét, hoặc cũng có thể để trơn với nhiều gia đình ưa chuộng phong cách tối giản.

Cửa bức bàn với mẫu Ngũ phúc lâm môn thủng 2 mặt ở lá pano trên cùng mẫu Đông bích ở lá pano dưới

Bộ cửa bức bàn tại mỗi gian là một mẫu hoa văn khác nhau vô cùng đa dạng.

II. Giới thiệu đơn vị thiết kế thi công uy tín

Là một trong những đơn vị nghiên cứu, am hiểu và giàu kinh nghiệm trong thiết kế và thi công trọn gói các công trình nhà gỗ cổ truyềnNhà gỗ AFP Nam Thành Phát luôn luôn sẵn sàng đồng hành cùng quý khách để biến ước mơ tâm huyết của quý khách thành hiện thực, để cho ra đời những kiệt tác nhà gỗ.

Báo Giá Nhà Gỗ Mới Nhất Năm 2022 l NHÀ GỖ AFP NAM THÀNH PHÁT

Nét Xưa Trong Kiến Trúc Nay - Nhà Gỗ 5 Gian Trên Tầng 2

Quý khách hàng có thể tham khảo một số mẫu nhà gỗ đẹp tại đây hoặc liên hệ ngay hotline để được tư vấn.

Mọi chi tiết xin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN AFP NAM THÀNH PHÁT

Văn phòng: Km 185, quốc lộ 21A, khu 3, Thị trấn Yên Định, Hải Hậu, Nam Định

Xưởng sản xuấtKm 185, quốc lộ 21A, khu 3, Thị trấn Yên Định, Hải Hậu, Nam Định

 Hotline: 0858 937 999 

 Emailnamthanhphat.ac@gmail.com ♦

 Websitehttps://namthanhphat.com.vn/ 

 Fanpagehttps://www.facebook.com/afpnamthanhphat  

 Kênh Youtubehttps://www.youtube.com/c/ 

 

Back to top